Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Báo cáo quản trị kinh doanh

Luận Văn Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận miễn phí, dành cho các bạn đang làm đề tài luận văn về đề tài đăng  kiểm xe môi giới 

XEM THÊM BÁO GIÁ DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN

https://zalo.me/0932091562

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Quan điểm về xã hội hóa dịch vụ công được ghi nhận từ văn kiện Đại hội Đảng VIII “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. Nhà nước giữ vai trò nồng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội”. Văn kiện Đại hội Đảng IX tiếp tục khẳng định: “Các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hoá, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tiếp tục cụ thể hóa: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, “đẩy mạnh xã hội hóa, vận dụng hợp lý những mặt tích cực của cơ chế thị trường”. Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/NQ-CP, Nghị định số 73/1999/NĐ-CP và các văn bản chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ công, Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, vấn đề huy động nguồn lực xã hội, tách chức năng quản lý của Nhà nước với chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công được đề cập rất cụ thể: “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước”,

10. 2 “khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung ứng các dịch vụ trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh” [14]. Nhà nước có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, nhưng không phải vì thế mà mọi công việc về dịch vụ công đều do cơ quan nhà nước trực tiếp đảm nhiệm. Trong từng lĩnh vực cần định rõ những công việc mà Nhà nước phải đầu tư và trực tiếp thực hiện, những công việc cần chuyển giao cho các tổ chức xã hội đảm nhiệm. Như vậy, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công trong tiến trình cải cách nền hành chính là đúng đắn, là tất yếu, khách quan, hướng đến mô hình quản lý công mới, đó là một chính phủ nhỏ quản lý một xã hội lớn, thay đổi vai trò nhà nước từ “chèo thuyền” chuyển sang “lái thuyền”. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng thì nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa ngày càng gia tăng, kéo theo sự gia tăng số lượng xe cơ giới. Do đó, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho xe cơ giới khi tham gia giao thông, có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, ổn định trật tự xã hội. Như vậy, công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là hoạt động có tính xã hội sâu rộng, ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến đông đảo nhân dân và sự phát triển của doanh nghiệp vì trực tiếp liên quan tới việc bảo đảm sinh mạng con người tham gia giao thông, liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của từng người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là an toàn giao thông.
11. 3 Trong thời gian qua, công tác đăng kiểm đã được triển khai tương đối đồng bộ và có hiệu quả trên cả nước, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng phương tiện vận tải đường bộ, qua đó làm giảm tai nạn giao thông và giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác đăng kiểm vẫn còn rất nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết, chẳng hạn như tình trạng độc quyền ở địa phương, thiếu cạnh tranh cung ứng dịch vụ, quá tải của các trung tâm đăng kiểm, nhất là ở các thành phố lớn và các nơi đô thị tập trung dân cư với lượng phương tiện nhiều và đang ngày càng tăng lên nhanh chóng. Tình trạng quá tải này còn dẫn đến việc các cơ sở đăng kiểm đã không thực hiện tốt công việc của mình, tình trạng nhũng nhiễu, sai phạm trong quá trình đăng kiểm còn diễn ra khá phổ biến. Chính vì vậy, mở rộng quy mô các trạm đăng kiểm hiện có, đồng thời tăng số lượng trạm và dây chuyền đăng kiểm là một yêu cầu của thực tiễn khách quan. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách của trung ương và địa phương còn hạn chế nên việc đầu tư cho các trạm đăng kiểm từ phía nhà nước chỉ đầu tư ban đầu, hiện nay không thể tiếp tục bao cấp nữa do thực hiện chủ trương thu hút các nguồn lực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Chính vì lẽ đó, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng chiến lược xã hội hóa các trung tâm đăng kiểm giúp cho nhà nước và tư nhân cùng chia sẻ, vận hành các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ. Nhằm đáp ứng yêu cầu về kiểm định chất lượng xe cơ giới, mô hình xã hội hóa đăng kiểm xe cơ giới đã được thí điểm triển khai một cách khá mạnh mẽ từ năm 2005 trở lại đây. Việc thực hiện xã hội hóa đã huy động được tiềm năng của mọi tầng lớp trong xã hội đầu tư cho hoạt động kiểm định, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu kiểm định ngày càng cao do số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng, giảm sự quá tải cho các trung tâm kiểm định, giảm chi phí về thời gian chờ đợi, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
12. 4 Triển khai Đề án “tách chức năng quản lý nhà nước với cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đăng kiểm” ban hành kèm theo Quyết định số 4202/QĐ- BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải. Đã có 12 trung tâm đăng kiểm chuyển đổi thành đơn vị cổ phần: 70.01S, 70.02S ở Tây Ninh; 12.01D ở Lạng Sơn; 48.01D ở Đắc Nông; 24.01D ở Lào Cai; 61.06D ở Đồng Nai; 14.01S, 14.02S, 14.03S ở Quảng Ninh; 38.01S ở Hà Tĩnh, … [7]. Triển khai Đề án “Quy hoạch tổng thể các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn 2030” ban hành kèm theo Quyết định số 1873/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 8 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải. Tính đến thời điểm 20/12/2016, cả nước có 113 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. Năm 2016, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã ký văn bản thỏa thuận thành lập cho 13 doanh nghiệp đăng ký xây dựng đơn vị đăng kiểm theo mô hình xã hội hóa; đã cấp Giấy chứng nhận hoạt động cho 09 đơn vị đăng kiểm xã hội hóa mới đi vào hoạt động [17]. Từ khi Đề án này được phê duyệt, không có đơn vị đăng kiểm nào của Nhà nước được thành lập. Năm đơn vị được Cục Đăng kiểm Việt Nam chuyển cho tư nhân quản lý và thực hiện đăng kiểm. Theo Đề án này, đã có 42 đơn vị xã hội hóa mới được ra đời (26 đơn vị đã hoạt động), nâng tổng số trung tâm đăng kiểm xã hội hóa là 73 đơn vị, trong đó 57 đơn vị đã hoạt động và 16 đơn vị đang xây dựng (14 đơn vị đi vào hoạt động năm 2016 và 02 đơn vị đang được xây dựng, sẽ đưa vào hoạt động năm 2017). Cục Đăng kiểm Việt Nam đã phối hợp với các địa phương xây dựng mạng lưới các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định theo đúng quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải và địa phương, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp[17]. Với sự tham gia của khu vực tư nhân vào công tác đăng kiểm ở giai đoạn thí điểm đã tạo nên một bức tranh đăng kiểm mới ở Việt Nam, đây là một thay
13. 5 đổi lớn để phát triển theo xu hướng các nước phát triển. Nhưng ở điều kiện lịch sử, xã hội nước ta hiện nay đã đặt ra nhiều tồn tại (chất lượng kiểm định, hình thành tiêu cực trung gian mà nhà nước khó kiểm soát được do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhiều nhiệm vụ mang tính chính trị, an ninh, quốc phòng rất khó thực hiện do không phối hợp được,…) ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội cần phải giải quyết. Chẳng hạn, qua kiểm tra, tất cả các đơn vị đăng kiểm tư nhân đều mắc lỗi đánh giá không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường [17],[6]. Tại các trung tâm xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hạ thấp tiêu chuẩn, không thực hiện đúng quy trình kiểm định để thu hút khách hàng; nhiều trung tâm thiếu đội ngũ đăng kiểm viên hoặc vi phạm đến mức phải ngừng hoạt động với thời gian dài để khắc phục, không giải quyết được nhu cầu cấp thiết của người dân. Do đó, nghiên cứu về xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới để thu hút nguồn lực khu vực tư tham gia vào công tác đăng kiểm, giảm gánh nặng cho nhà nước, xóa thế độc quyền, tạo sự cạnh tranh phát triển, đồng thời nâng cao chất lượng đăng kiểm là một đòi hỏi cấp thiết phải nghiên cứu hiện nay. Ninh Thuận là một địa bàn đăng kiểm trọng điểm ở Nam Trung bộ với số lượng phương tiện cơ giới đường bộ được đăng kiểm hàng năm khá lớn và đang ngày càng tăng dần trong những năm gần đây. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có duy nhất 01 trung tâm đăng kiểm của Nhà nước được xây dựng từ năm 19

 

  • PHÍ TÀI LIỆU: 0
  • ĐỊNH DẠNG: WORD+PDF
  • THANH TOÁN QUA MOMO, CHUYỂN KHOẢN, THẺ CÀO ĐIỆN THOẠI (X2)
  • NỘI DUNG: MÃ TÀI LIỆU – EMAIL NHẬN
  • CHECK EMAIL (1-15 PHÚT)

  • Đăng nhập MOMO
  • Quét mã QR
  • Nhập số tiền
  • Nội dung: Mã Tài liệu – Email 
  • Check mail (1-15p)

  • Mua thẻ cào chỉ Viettel,  Vinaphone
  • Mệnh giá gấp 2 phí tài liệu (vì phí nhà mạng 50%) 
  • Add Zalo 0932091562
  • Nhận file qua zalo, email

  • Đăng nhập Internet Mobile
  • Chuyển tiền
  • Nhập số tiền
  • Nội dung: Mã Tài liệu – Email
  • Check mail (1-15p)

NẾU CHỜ QUÁ 15 PHÚT CHƯA THẤY MAIL VUI LÒNG NHẮN ZALO: 0932091562

 

Trên đây là bài mẫu Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục  với đề luận văn là Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học để tải tài liệu này, các bạn thực hiện thao tác theo hướng dẫn ở trên. Trường hợp bạn không biết cách thực hiện thì các bạn nhắn tin qua Zalo 0932091562

admin

Dịch vụ nhận viết Luận văn thạc sĩ, Báo cáo, Khóa luận, Chuyên đề, Tiểu luận, Đồ án. Liên hệ ZALO 0932091562 Để được hỗ trợ khi bạn cần làm bài.

https://tailieumau.vn/dich-vu-viet-thue-luan-van-thac-si/