- MỞ ĐẦU Lịch sử xã hội loài người đã trải qua nhiều mô hình phát triển kinh tế, trong đó kinh tế thị trường là mô hình chứa đựng nhiều ưu điểm mà các mô hình kinh tế khác không có được, nhất là về tính năng động, hiệu quả trong huy động và phát huy nguồn nhân lực trong xã hội phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ khoa học, công nghệ, thúc đẩy sự sáng tạo của các chủ thể kinh tế và người dân… Nhưng thị trường từ trong bản chất của nó cũng có những hạn chế, khuyết điểm dù có phát triển ở trình độ rất cao cũng không thể tự khắc phục được. Trong sự tác động qua lại, thị trường vừa là nhân tố tác động, hình thành mối quan hệ, vừa là kết quả của mối quan hệ nhà nước – thị trường, đồng thời thị trường phát triển hay không cũng là kết quả của quản lý nhà nước về kinh tế. Nhà nước tất yếu phải quản lý nền kinh tế thị trường, một mặt vừa phát huy những ưu điểm của thị trường, hạn chế, khắc phục những khuyết tật, những thất bại của thị trường, mặt khác nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường còn nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội – chính trị trong mỗi giai đoạn cụ thể. Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường nhưng không có nghĩa là nhà nước làm tất cả và nhà nước cũng không tự làm tất cả. Nhà nước chủ yếu tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các chủ thể kinh tế hoạt động khuyến khích các doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất kinh doanh, định hướng; kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các chủ thể kinh tế; đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội
- 3.2 trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế – xã hội. Nghị quyết Đại hội XIII đã nêu định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 về kinh tế, đó là: “Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh…”. Sau khi được học tập môn Quản lý kinh tế trong chương trình đào tạo Cao cấp lý luận chính trị tại Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, em lựa chọn Chủ đề “Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” làm bài thu hoạch kết thúc môn học. PHẦN NỘI DUNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1.1. Khái niệm nền kinh tế thị trường Theo Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lê nin, chương trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó, toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường. 1.2. Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Theo văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đưa ra khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như sau: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của nền kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 2. Vai trò của Nhà nước Nhà nước là một thiết chế đặc biệt của xã hội, có vai trò to lớn trong việc duy trì và phát triển xã hội loài người. Từ thời cổ đại, vai trò kinh tế của Nhà nước đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như chính trị học, triết học, luật học thể hiện qua các quan điểm của các nhà triết học Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc như
- 4.3 Aritxtốt, Platôn, Mạnh Tử, Khổng Tử… Khi chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, nhiều lý thuyết kinh tế học chính trị đã đi sâu tìm hiểu về cơ chế tác dụng của Nhà nước đối với nền kinh tế, trong đó tiểu biểu như: A.Smith về nền kinh tế tự do, lý thuyết của Keynes về nền kinh tế có sự điều tiết của Nhà nước, lý thuyết của A.Samuelson về nền kinh tế hỗn hợp. Và lịch sử đã chứng minh các nền kinh tế thị trường thành công đều không phát triển một cách tự phát mà cần có sự can thiệp và hỗ trợ từ phía Nhà nước. Vì vậy vai trò “bàn tay hữu hình” của Nhà nước ngày càng thể hiện rõ và trở thành yếu tố không thể thiếu đối với nền kinh tế. Với những quan niệm về vai trò kinh tế của các Nhà nước trên thế giới có thể thấy việc vận dụng mô hình kinh tế hợp lý cũng như xác định rõ vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế hiện đại có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đổi mới Nhà nước ta, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó cũng chính là cơ sở lý luận và thực tiễn quốc tế cho quá trình nhận thức về chức năng kinh tế của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vai trò của Nhà nước Việt Nam trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có những điểm tương đồng với các nhà nước khác trong quản lý nền kinh tế thị trường, thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô cơ bản như: bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế; thực hiện công bằng xã hội; bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh tế… Ngoài ra Nhà nước Việt Nam còn có vai trò cụ thể như: (1) Khắc phục khuyết tật của thị trường: Nhà nước phải dùng các công cụ, thực lực kinh tế mạnh để hạn chế, khắc phục những khuyết tật của thị trường như: tính tự phát và khủng hoảng kinh tế; phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng trong xã hội; tình trạng tận dụng tối đa nguồn lực và vấn đề phá hoại môi trường sống; vấn đề tối đa hóa lợi nhuận và việc xâm phạm đến quyền, lợi ích của người tiêu dùng, cộng đồng và Nhà nước… (2) Hỗ trợ thị trường: Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển; xuất phát điểm từ chuyển từ nền kinh tế kế hoạch, chỉ huy. Nhà nước cần thực hiện vai trò hỗ trợ thị trường: về thể chế, về môi trường, tổ chức, hình thành các thị trường sức lao động, vốn, công nghệ, nguyên, nhiên liệu…; đảm bảo thị trường hoạt động theo đúng quy định; về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia nền kinh tế thị trường…
- 5.4 (3) Định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường: Nhà nước phải thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế thị trường là yêu cầu, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để thực hiện các mục tiêu ổn định vĩ mô nền kinh tế; đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định, công bằng xã hội, giải phóng con người, mang đến tự do, hạnh phúc cho nhân dân. (4) Định hướng và thực hiện hội nhập ngày càng sâu, rộng, hiệu quả vào nền kinh tế thế giới: Trong môi trường toàn cầu hóa dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Nhà nước thể hiện vai trò trong mở đường, kết nối, tạo lập môi trường, ký kết các hiệp định, tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế…; đồng thời bảo hộ nền kinh tế dưới tác động tiêu cực của toàn cầu hóa. (5) Thực hiện nhà nước kiến tạo, phụcvụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp: Nhà nước ta đang chuyển mạnh từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo, lấy phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu của Nhà nước. Để nhận thức đầy đủ hơn vai trò của Nhà nước Việt Nam hiện nay, cần thấy rõ Nhà nước có vai trò trên hai phương diện, hai tư cách khác nhau trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một là, với tư cách là bộ máy hành chính, bộ máy kiến tạo, Nhà nước phải quản lý toàn diện tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội như: văn hóa, giáo dục, y tế, chính trị, quân sự, đối ngoại…, trong đó quản lý kinh tế là trọng tâm. Lúc này, Nhà nước sử dụng pháp luật, chính sách, các công cụ quan trọng khác để quản lý nền kinh tế. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kể cả doanh nghiệp nhà nước hoạt động bình đẳng trước pháp luật. Nếu Nhà nước không hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì toàn bộ nền kinh tế thị trường sẽ không phát triển được, thậm chí còn trở thành yếu tố cản trở sự phát triển, càng không thể định hướng xã hội chủ nghĩa của nền , kinh tế thị trường. Hai là, Nhà nước Việt Nam đại diện cho toàn dân, thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản công như: tài nguyên, đất đai, vùng trời, vùng biển, nguồn lực dự trữ, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước… Lúc này, Nhà nước đóng vai trò như chủ sở hữu, chủ đầu tư tham gia hoạt động trong nền kinh tế thị trường như một chủ thể kinh tế lớn. Do đó, Nhà nước quản lý một lượng rất lớn tài sản quốc gia, nếu quản lý không tốt sẽ gây lãng phí, thất thoát lớn, vừa thiệt hại về kinh tế, vừa làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, nghiêm trọng hơn nữa là giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.
- 6.5 II. THỰC TRẠNG
- PHÍ TÀI LIỆU: 0
- ĐỊNH DẠNG: WORD+PDF
- THANH TOÁN QUA MOMO, CHUYỂN KHOẢN, THẺ CÀO ĐIỆN THOẠI (X2)
- NỘI DUNG: MÃ TÀI LIỆU – EMAIL NHẬN
- CHECK EMAIL (1-15 PHÚT)
- Đăng nhập MOMO
- Quét mã QR
- Nhập số tiền
- Nội dung: Mã Tài liệu – Email
- Check mail (1-15p)
- Mua thẻ cào chỉ Viettel, Vinaphone
- Mệnh giá gấp 2 phí tài liệu (vì phí nhà mạng 50%)
- Add Zalo 0932091562
- Nhận file qua zalo, email
- Đăng nhập Internet Mobile
- Chuyển tiền
- Nhập số tiền
- Nội dung: Mã Tài liệu – Email
- Check mail (1-15p)
NẾU CHỜ QUÁ 15 PHÚT CHƯA THẤY MAIL VUI LÒNG NHẮN ZALO: 0932091562
Trên đây là bài mẫu Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục với đề luận văn là Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học để tải tài liệu này, các bạn thực hiện thao tác theo hướng dẫn ở trên. Trường hợp bạn không biết cách thực hiện thì các bạn nhắn tin qua Zalo 0932091562