Thời hiệu truy cứu TNHS trong Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa)

Báo cáo Luật
  1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Khi phân tích các quy phạm thuộc Phần chung của PLHS Việt Nam hiện hành cho thấy việc nghiên cứu đề tài: Thờihiệu truy cứu TNHS trong Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa) là rất cần thiết và quan trọng trên bốn phương diện chủ yếu sau đây: Về mặt lý luận: Chế định thời hiệu nói chung và chế định thời hiệu truy cứu TNHS nói riêng là một chế định quan trọng trong PLHS của mỗi quốc gia, sự hiện diện của nó là bằng chứng phản ánh rõ ràng về thái độ và trách nhiệm của các cán bộ tư pháp trong khi làm nhiệm vụ, đồng thời nó còn mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Bởi bản chất của thời hiệu là một khoảng thời gian xác định mà trong đó Nhà nước và toàn xã hội có quyền thể hiện thái độ và hành động lên án của mình đối với những hành vi phạm tội, đồng thời nó cũng để cho những chủ thể thực hiện hành vi phạm tội đó có quyền hi vọng rằng mình có thể được hưởng chế định nhân đạo khi hết thời hiệu truy cứu TNHS theo những căn cứ và những điều kiện được quy định cụ thể trong PLHS thực định của mỗi quốc gia. Do đó, trong giai đoạn xây dựng NNPQ và cải cách tư pháp ở Việt Nam đương đại thì việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề này là rất quan trọng và cần thiết. Hiện nay, trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu về chế định thời hiệu nói chung trong luật hình sự Việt Nam, tuy nhiên việc chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu riêng biệt về chế định thời hiệu truy cứu TNHS thì chưa nhiều, mới ở các dạng bài viết trên các tạp chí hoặc lồng ghép trong việc nghiên cứu về chế định thời hiệu nói chung. Do đó, việc chỉ đi sâu tập trung nghiên cứu riêng về chế định thời hiệu truy cứu TNHS là cần thiết về mặt lý luận. Việc chỉ tập trung đivào nghiên cứu một chế định nhỏ
  2. 9.2 trong một chế định lớn về thời hiệu trong luật hình sự theo tác giả là một sự lựa chọn hợp lý và vừa sức, phù hợp vớidung lượng của một Luận văn thạc sỹ. Các công trình nghiên cứu trước đây, chỉ tập trung nghiên cứu về thời hiệu truy cứu TNHS dưới góc độ của luật hình sự, tuy nhiên tác giả cho rằng việc xem xét như vậy là chưa có sự toàn diện. Vì rằng, khi nói tới phạm trù về thời hiệu truy cứu TNHS thì nó liên quan đồng thời tới cả hai ngành luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự – Luật hình sự và luật TTHS, do đó, việc làm rõ phạm trù này cần phải có sự kết hợp nghiên cứu đồng bộ các quy định của PLHS và pháp luật TTHS có liên quan ở các mức độ khác nhau đến quá trình truy cứu TNHS người phạm tội, các phạm trù có liên quan như: Phạm trù về phân loại tội phạm, khái niệm, bản chất của các dạng, loại tội phạm, phạm trù về quá trình truy cứu TNHS (khởi tố vụ án, điều tra, truy tố, xét xử), tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án, bịcan… Hơn nữa từ khi BLHS năm 1999 được ban hành (sửa đổi, bổ sung năm 2009 – sau đây trong bài viết tác giả gọi chung là BLHS năm 1999) , nay đã được thay thế bằng BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 – sau đây trong bài viết tác giả gọi chung là BLHS năm 2015) , trong khoa học luật hình sự Việt Nam vẫn chưa có một công trình nào đề cập riêng đến việc nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về chế định này. Về mặt lập pháp: Trong lần pháp điển hóa lần thứ ba luật hình sự Việt Nam, với việc thông qua BLHS năm 2015 đã có những sự thay rất lớn, cơ bản và toàn diện cả về kỹ thuật lập pháp tới nội dung của bộ luật, trong đó chế định về thời hiệu nói chung và chế định thời hiệu truy cứu TNHS nói riêng đã được quan tâm tới và đã có những sự sửa đổi, bổ sung nhất định so với lần pháp điển hóa thứ hai, do đó việc tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện chế định này là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Về xu hướng nghiên cứu: Cho đến nay sau pháp điển hóa lần thứ ba luật hình sự Việt Nam và luật TTHS Việt Nam với việc thông qua BLHS năm 2015
  3. 10.3 và BLTTHS năm 2015 thì hầu hết các quy phạm, chế định trong BLHS và BLTTHS đã được các nhà nghiên cứu khoa học nghiên cứu đề cập tới trên thực tế bằng các công trình nghiên cứu khoa học của mình. Do vậy việc lựa chọn đề tài có tính chất liên ngành là một xu hướng nghiên cứu mới, cần được tiếp tục phát huy. Về mặt thực tiễn: Với đề tài này tác giả không chỉ xem xét nó ở góc độ lý luận mà cố gắng gắn với hoạt động thực tiễn: điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan THTT, xem nó được áp dụng trên thực tế như thế nào, trong những trường hợp nào và trên thực tiễn việc áp dụng pháp luật về thời hiệu truy cứu TNHS còn những khó khăn, vướng mắc gì, qua đó để đưa ra những phương hướng, giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Hàng năm trong các Chỉ thị công tác của Viện trưởng VKSND tối cao luôn chỉ ra những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thực hiện trong năm, năm 2017 Viện trưởng VKSND tối cao đã chỉ đạo toàn ngành Kiểm sát nhân dân phải “Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, bảo đảm không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chỉ thị công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành” … “phảikiểm sát chặt chẽ việc tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án, bị can …”. Trực tiếp xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về các trường hợp CQĐT, VKS đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự nhưng phát hiện oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm; chủ động tổ chức kiểm tra, khảo sát, đánh giá tình hình chấp hành pháp luật trong việc đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, bị can của CQĐT, VKS …, đề ra các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế [58]. Đây có thể nói là một sự tư duy, đổi mới từ nhận thức tới hành động, một quyết tâm rất lớn của Viện trưởng VKSND tối cao trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm: Không chỉ bảo đảm không làm oan người vô tội, hạn chế tới mức thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội như những năm trước đây mà yêu cầu: Không làm oan ngườivôi tội, không bỏ lọt tội phạm và ngườiphạm tội – Chúng

 

  • PHÍ TÀI LIỆU: 0
  • ĐỊNH DẠNG: WORD+PDF
  • THANH TOÁN QUA MOMO, CHUYỂN KHOẢN, THẺ CÀO ĐIỆN THOẠI (X2)
  • NỘI DUNG: MÃ TÀI LIỆU – EMAIL NHẬN
  • CHECK EMAIL (1-15 PHÚT)

  • Đăng nhập MOMO
  • Quét mã QR
  • Nhập số tiền
  • Nội dung: Mã Tài liệu – Email 
  • Check mail (1-15p)

  • Mua thẻ cào chỉ Viettel,  Vinaphone
  • Mệnh giá gấp 2 phí tài liệu (vì phí nhà mạng 50%) 
  • Add Zalo 0932091562
  • Nhận file qua zalo, email

  • Đăng nhập Internet Mobile
  • Chuyển tiền
  • Nhập số tiền
  • Nội dung: Mã Tài liệu – Email
  • Check mail (1-15p)

NẾU CHỜ QUÁ 15 PHÚT CHƯA THẤY MAIL VUI LÒNG NHẮN ZALO: 0932091562

 

Trên đây là bài mẫu Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục  với đề luận văn là Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học để tải tài liệu này, các bạn thực hiện thao tác theo hướng dẫn ở trên. Trường hợp bạn không biết cách thực hiện thì các bạn nhắn tin qua Zalo 0932091562

admin

Dịch vụ nhận viết Luận văn thạc sĩ, Báo cáo, Khóa luận, Chuyên đề, Tiểu luận, Đồ án. Liên hệ ZALO 0932091562 Để được hỗ trợ khi bạn cần làm bài.

https://tailieumau.vn/dich-vu-viet-thue-luan-van-thac-si/