- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong quá trình xã hội hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội. Việt Nam là một trong những quốc gia luôn coi trọng vấn đề quyền bình đẳng và coi đó chính là mục tiêu mang tính chiến lƣợc nhằm đảm bảo quyền con ngƣời nói chung và quyền bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình nói riêng. Đặc biệt là sự bình đẳng giữa vợ và chồng. Chính vì vậy, trong các văn kiện của Đảng và trong các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng luôn đƣợc quan tâm sâu sắc. Trong lĩnh vực HN&GĐ, nhìn chung, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng đƣợc đề cập khá cụ thể và chi tiết trong các quy định của pháp luật và ngày càng có xu hƣớng hoàn thiện hơn. Điều đó cho thấy sự quan tâm của Đảng, của Nhà nƣớc và của toàn xã hội đến vấn đề này đồng thời góp phần vào mục tiêu chung là bình đẳng giới trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các quy định đó vẫn còn nhiều bất cập, chƣa hoàn thiện trong từng trƣờng hợp cụ thể các vấn đề về quyền nhân thân và quyền tài sản giữa vợ và chồng, ảnh hƣởng đến việc đảm bảo quyền bình đẳng cho các bên. Hơn nữa, trên thực tế, sự giải phóng ngƣời phụ nữ, ngƣời vợ dƣờng nhƣ chỉ dừng lại ở cái mà cơ chế xã hội mới mang lại, chƣa đi sâu vào đời sống gia đình. Trong các gia đình ít nhiều vẫn tồn tại các hiện tƣợng bất bình đẳng giữa vợ và chồng nhƣ chƣa ghi nhận đúng vai trò của ngƣời vợ, sự phân công lao động trong gia đình chƣa hợp lý, sự phân biệt đối xử, bạo lực trong gia đình… Trƣớc tình hình thực tế về vấn đề quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong những năm qua mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả tốt đẹp, đáp ứng đƣợc nhu cầu, nguyện vọng và đảm bảo quyền lợi cho cả đôi bên thì còn có
- 8.2 không ít những trƣờng hợp xảy ra mâu thuẫn, trong đời sống gia đình thì ngƣời vợ thƣờng là ngƣời phải chịu nhiều thiệt thòi hơn. Đó là do phong tục tập quán và tƣ tƣởng lạc hậu luôn bảo vệ quyền lợi của ngƣời chồng vốn dĩ đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi tầng lớp trong xã hội. Ngƣời phụ nữ, ngƣời vợ còn có thái độ tự ti an phận không muốn tự đòi quyền lợi cho riêng mình. Bên cạnh đó là công tác tuyên truyền pháp luật vẫn chƣa sâu rộng dẫn đến sự hiểu biết về pháp luật còn quá ít. Chính vì thế vẫn tồn tại sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình. Tuân thủ và thực hiện nguyên tắc quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong HN&GĐ là yêu cầu bắt buộc với tất cả các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân trong xã hội. Làm đƣợc điều đó sẽ góp phần xóa bỏ chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu đồng thời củng cố và xây dựng chế độ HN&GĐ xã hội chủ nghĩa đặc biệt là bảo vệ quyền lợi chính đáng cho ngƣời phụ nữ, ngƣời vợ trong gia đình giải phóng họ khỏi thân phận lệ thuộc và bất bình đẳng giữa vợ và chồng cũng nhƣ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng theoLuậthônnhânvàgiađìnhViệt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu pháp luật về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng là một mảng đề tài lớn đƣợc khá nhiều nhà khoa học, thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm. Trong khoa học luật nói chung và pháp luật về HN&GĐ nói riêng, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng đƣợc nghiên cứu nhƣ một cơ sở pháp lý quan trọng tạo khung sƣờn cho việc ban hành các quy phạm pháp luật nhằm thực hiện tốt mọi chính sách về quyền bình đẳng của con ngƣời. Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau đề cập có liên quan tới vấn đề quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, nhƣ sau:
- 9.3 Nhóm luận văn: Ở nhóm này có thể liệt kê đến một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu nhƣ: Luận án tiến sĩ luật học, Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam, Đại học luật Hà Nội; Luận văn thạc sĩ luật học, Bùi Thị Mừng, Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong Luật HN&GĐ Việt Nam, Đại học luật Hà Nội; Luận văn thạc sĩ luật học, Vũ Thị Thanh Huyền, Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật HN&GĐ Việt Nam, Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội,… Những luận văn trên các tác giả đã đi vào nghiên cứu, đề cập tới vấn đề quyền bình đẳng giữa vợ và chồng theo luật HN&GĐ, tuy nhiên mới chỉ đi sâu nghiên cứu vấn đề ở từng khía cạnh cụ thể nhƣ về chế độ tài sản hay bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong HN&GĐ. Vì vậy, chƣa có cái nhìn tổng quát về vấn đề quyền bình đẳng giữa vợ và chồng theo luật HN&GĐ Việt Nam. Nhóm giáo trình, sách bình luận chuyên sâu: Giáo trình Luật Dân sự; Giáo trình Luật HN&GĐ Việt Nam; Sách chuyên khảo, TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam; TS. Nguyễn Văn Cừ và TS. Ngô Thị Hƣờng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000; Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật HN&GĐ Việt Nam – Tập 1,… Hầu hết các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định của luật HN&GĐ về vấn đề quyền bình đẳng giữa vợ và chồng nói chung chƣa đề cập cụ thể qua các giai đoạn lịch sử và đƣa ra thực tiễn thi hành pháp luật HN&GĐ về vấn đề trên. Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành Luật: Các bài nghiên cứu thuộc nhóm này chủ yếu đƣợc đề cập trên các tạp chí nhƣ: Tạp chí luật học, TS. Nguyễn Văn Cừ, Quyền sở hữu của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000; Tạp chí nhà nƣớc và pháp luật, TS. Nguyễn Văn Cừ, Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất theo Luật HN&GĐ năm 2000; Tạp chí tòa án, TS. Nguyễn Văn Cừ, Chia tài sản chung của vợ
- PHÍ TÀI LIỆU: 0
- ĐỊNH DẠNG: WORD+PDF
- THANH TOÁN QUA MOMO, CHUYỂN KHOẢN, THẺ CÀO ĐIỆN THOẠI (X2)
- NỘI DUNG: MÃ TÀI LIỆU – EMAIL NHẬN
- CHECK EMAIL (1-15 PHÚT)
- Đăng nhập MOMO
- Quét mã QR
- Nhập số tiền
- Nội dung: Mã Tài liệu – Email
- Check mail (1-15p)
- Mua thẻ cào chỉ Viettel, Vinaphone
- Mệnh giá gấp 2 phí tài liệu (vì phí nhà mạng 50%)
- Add Zalo 0932091562
- Nhận file qua zalo, email
- Đăng nhập Internet Mobile
- Chuyển tiền
- Nhập số tiền
- Nội dung: Mã Tài liệu – Email
- Check mail (1-15p)
NẾU CHỜ QUÁ 15 PHÚT CHƯA THẤY MAIL VUI LÒNG NHẮN ZALO: 0932091562
Trên đây là bài mẫu Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục với đề luận văn là Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học để tải tài liệu này, các bạn thực hiện thao tác theo hướng dẫn ở trên. Trường hợp bạn không biết cách thực hiện thì các bạn nhắn tin qua Zalo 0932091562