Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000

Báo cáo Luật
  1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn. Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, chuẩn bị hành trang để họ hòa nhập với cuộc sống xã hội. Kết hôn là cơ sở, là tiền đề để xác lập quan hệ vợ chồng và quan hệ gia đình theo quy định của pháp luật nhằm xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Ngược lại, ly hôn làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Hậu quả pháp lý của ly hôn làm chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ chồng trước pháp luật và hàng loạt vấn đề về thanh toán tài sản vợ chồng, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng, chăm sóc và nuôi dưỡng con chung. Những vấn đề đó có tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích của các bên trong gia đình cũng như sự ổn định của xã hội. Vì vậy, cần phải có sự điều chỉnh bằng pháp luật mà cụ thể là pháp luật về hôn nhân và gia đình để có thể hạn chế tối đa những tác động tiêu cực mà ly hôn mang lại. Thực tế ở Việt Nam trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng đã ảnh hưởng ít nhiều tới mục tiêu xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững. Theo báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao thì số vụ án ly hôn ngày càng tăng cao. Mặc dù, Luật HN&GĐ hiện hành có quy định khá chi tiết về vấn đề ly hôn để hạn chế thấp nhất những hậu quả đáng tiếc mà ly hôn để lại cho gia đình và xã hội, đặc biệt là tình trạng nhiều thanh thiếu niên phạm tội do sinh ra và lớn lên trong những gia đình bị ly tán; Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định này vào thực tiễn xét xử còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc… Vì vậy việc giải quyết tranh chấp liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp về chia tài sản vợ chồng, giải quyết vấn đề cấp dưỡng và chăm sóc, nuôi dưỡng con chung đang trở thành một vấn đề mà cả xã hội quan tâm. Hậu quả pháp lý của ly hôn là vấn đề đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ nhưng cho đến nay thì vẫn luôn mang tính thời sự và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Đề tài “Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000” được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ; với mong muốn đóng góp những ý kiến của bản thân cho việc hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết những hậu quả pháp lý của ly hôn cũng như thực tiễn áp dụng các quy định của 1
  2. 9.pháp luật để giải quyết những tranh chấp sau ly hôn, góp phần ổn định chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Nghiên cứu pháp luật về Hậu quả pháp lý của ly hôn là một mảng đề tài được khá nhiều nhà khoa học, thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm. Trong khoa học Luật nói chung và Luật HN&GĐ nói riêng, hậu quả pháp lý của ly hôn là một cơ sở pháp lý quan trọng cho việc ban hành các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan khi ly hôn. Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu ở nhiều phạm vi và cấp độ khác nhau, đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hậu quả pháp lý của ly hôn như sau: Nhóm giáo trình, sách bình luận chuyên sâu: Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia Đình Việt Nam, tập 1, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. Tưởng Duy Lượng (2001), Bình luận một số án Dân sự và Hôn nhân và gia đình, NXB chính trị Quốc gia Hà nội. Đinh thị Mai Phương (2006) Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia đình Việt nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường (2002) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt nam, NXB Công an Nhân dân, Hà nội. Ngoài ra còn một số Giáo trình và Bình luận khoa học về Luật HN&GĐ; Hầu hết các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định của pháp luật HN&GĐ về nhân thân hoặc về tài sản, về cấp dưỡng nói chung giữa vợ chồng sau khi ly hôn, ít đề cập thực tiễn việc áp dụng và thi hành các quy định của pháp luật về vấn đề trên. Nhóm luận văn, luận án chuyên ngành Luật: Một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu như: Chế độ tài sản của vợ, chồng theo luật HN&GĐ Việt năm 2000, Luận án Tiến sĩ luật học, Nguyễn Văn Cừ (2004) Trường Đại học Luật Hà nội. Luận án Thạc sỹ Luật học: Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ Việt nam năm 2000 của Phạm Thị Ngọc Lan, Khoa Luật Trường Đại học Quốc gia năm 2008… Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn, Khóa luận tốt nghiệp của Hồ Thị Nga (2007)… 2

 

  • PHÍ TÀI LIỆU: 0
  • ĐỊNH DẠNG: WORD+PDF
  • THANH TOÁN QUA MOMO, CHUYỂN KHOẢN, THẺ CÀO ĐIỆN THOẠI (X2)
  • NỘI DUNG: MÃ TÀI LIỆU – EMAIL NHẬN
  • CHECK EMAIL (1-15 PHÚT)

  • Đăng nhập MOMO
  • Quét mã QR
  • Nhập số tiền
  • Nội dung: Mã Tài liệu – Email 
  • Check mail (1-15p)

  • Mua thẻ cào chỉ Viettel,  Vinaphone
  • Mệnh giá gấp 2 phí tài liệu (vì phí nhà mạng 50%) 
  • Add Zalo 0932091562
  • Nhận file qua zalo, email

  • Đăng nhập Internet Mobile
  • Chuyển tiền
  • Nhập số tiền
  • Nội dung: Mã Tài liệu – Email
  • Check mail (1-15p)

NẾU CHỜ QUÁ 15 PHÚT CHƯA THẤY MAIL VUI LÒNG NHẮN ZALO: 0932091562

 

Trên đây là bài mẫu Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục  với đề luận văn là Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học để tải tài liệu này, các bạn thực hiện thao tác theo hướng dẫn ở trên. Trường hợp bạn không biết cách thực hiện thì các bạn nhắn tin qua Zalo 0932091562

admin

Dịch vụ nhận viết Luận văn thạc sĩ, Báo cáo, Khóa luận, Chuyên đề, Tiểu luận, Đồ án. Liên hệ ZALO 0932091562 Để được hỗ trợ khi bạn cần làm bài.

https://tailieumau.vn/dich-vu-viet-thue-luan-van-thac-si/