Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đánh Giá Năng Lực [ FREE]. Để đạt điểm cao bài báo cáo thực tập tốt nghiệp Đánh Giá Năng Lực, các bạn sinh viên cần phải lựa chọn đề tài phù hợp, làm theo các hướng dẫn của giao viên và phải kiếm được cho mình những đề tài Báo Cáo Thực Tập Đánh Giá Năng Lực hay.
Bài viết này sẽ giúp cho các bạn được những bài mẫu đó, hay tham khảo ngay 6 Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Phát Triển Nguồn Nhân Lực điểm cao dưới đây.
Đôi khi những bài mẫu chưa đủ đề giúp các bạn tham khảo và hoàn thành bài báo cáo thực tập của mnh, lúc này các bạn sẽ cần đến dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập qua SĐT/ ZALO: 0932.091.562 để được hỗ trợ.
Kho 999+ ==> Báo Cáo Thực Tập Nhân Sự
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đánh Giá Năng Lực: Số 1
ĐỀ TÀI BÁO CÁO THỰC TẬP: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG”, VẬT LÍ 11
Mở Đầu: Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đánh Giá Năng Lực
- Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị TW8, khoá XI về đổi căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến đã được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả ĐG trong quá trình học với ĐG cuối kì, cuối năm học; ĐG của người dạy với tự ĐG của người học; ĐG của Nhà trường với ĐG của gia đình và của xã hội“.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tường chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới PPDH và ĐG KQHT, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo và NL tự học của người học”; ” Đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT, kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng, kết hợp kết quả kiểm tra, ĐG trong quá trình giáo dục với kết quả thi”.
Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 Ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8, BCH TW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã chỉ thị: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và ĐG kết quả giáo dục theo định hướng ĐG NL người học; kết hợp ĐG cả quá trình với ĐG cuối kì học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”.
Mục tiêu đổi mới GD hiện nay là DH tiếp cận NL của HS. Do vậy công tác KTĐG theo hướng tiếp cận NL là một việc làm hết sức cần thiết và phải được coi trọng. Thực tiễn công tác KTĐG ở trường THPT hiện nay cho ta thấy tình trạng đánh đồng việc cho điểm với ĐG năng lực HS; có xu hướng chú trọng kiến thức ghi nhớ hơn là rèn kĩ năng và năng lực HS; công tác KTĐG chịu sức ép của thi cử và bệnh thành tích; các kết quả KT thường để xếp loại HS hơn là tìm ra điểm mạnh yếu của HS để giúp HS tiến bộ và định hướng cho GV trong việc cải tiến nội dung và PP giảng dạy; GV và nhà quản lý còn yếu về NL đánh giá trong GD.
Việc đổi mới KTĐG KQHT của HS theo hướng tiếp cận NL là việc làm cần thiết và là đòn bẩy để thúc đẩy quá trình DH tiếp cận NL được tốt hơn. Hiện nay, một số
trường THPT tổ chức KT theo hình thức trắc nghiệm, còn lại các trường thường KTĐG kết quả học tập của HS theo hình thức tự luận. Hơn nữa, các trường chỉ quan tâm đến việc ĐG kết thúc, việc KTĐG quá trình theo hướng tiếp cận NL ít được quan tâm.
Ra đời cuối thế kỷ XVI, DH GQVĐ đã dần trở thành một trong những xu thế DH hiện đại, ngày càng khẳng định ưu thế và phát triển mạnh mẽ. Lí thuyết DH GQVĐ có thể được sử dụng trong DH cho nhiều môn học của nhiều cấp học. Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đánh Giá Năng Lực
Riêng đối với Vật lí là một bộ môn Khoa học TN nên các kiến thức vật lí gắn liền với thực tiễn. Do vậy nếu vận dụng tốt PPDH GQVĐ trong DHVL sẽ nâng cao NL cho HS; giúp HS có thể phát hiện và giải quyết các VĐ trong quá trình học tập và ứng dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Với những ưu thế đó, PPDH GQVĐ đã được GV áp dụng rộng rãi trong dạy Vật lí phổ thông tuy nhiên việc ĐG năng lực GQVĐ của HS lại chưa được GV và các nhà quản lí GD quan tâm đúng mức.
Trong chương trình Vật lí ở THPT, chương “Khúc xạ ánh sáng” là một trong những chủ đề quan trọng đối với kiến thức Vật lí THPT, kiến thức chương này khá trừu tượng; HS khó hình dung. Nếu gắn thực tiễn với DH chương “Khúc xạ ánh sáng” sẽ giúp HS tiếp thu kiến thức tốt hơn. Vì vậy, PP phát hiện và giải quyết vấn đề thường được vận dụng trong chương này. Vì lí do đó, việc tổ chức ĐG năng lực GQVĐ của HS chương “Khúc xạ ánh sáng” Vật lí 11 là hết sức cần thiết góp phần nâng cao chất lượng kiến thức môn Vật lí cho HS THPT. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng”, Vật lí 11.
BÁO GIÁ === > Dịch Vụ Viết Thuê Báo Cáo Thực Tập
Kết Luận: Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đánh Giá Năng Lực
Luận văn được hoàn thành với mong muốn nghiên cứu và góp phần đẩy mạnh việc đổi mới ĐG kết quả học tập môn Vật lí của học sinh THPT theo định hướng tiếp cận NL. Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài, qua kết quả nghiên cứu lí luận, thực tiễn và thực nghiệm sư phạm, bước đầu chúng tôi đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học nêu ra của luận văn và rút ra một số kết luận:
Trong quá trình DH, ĐG là khâu quan trọng, có mối quan hệ với các khâu khác nhằm thực hiện mục tiêu môn học. Việc ĐG toàn diện, chính xác kết quả học tập của HS sẽ giúp điều chỉnh, tạo động lực mới cho quá trình DH. Để nâng cao chất lượng DH môn Vật lí ở trường THPT, đổi mới ĐG phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới mục tiêu, nội dung và PPDH, đáp ứng yêu cầu của nội dung chương trình môn Vật lí hiện hành. Khi coi trọng việc đổi mới PPDH, chúng ta có thể lấy đổi mới ĐG làm khâu đột phá để góp phần nâng cao chất lượng DH môn Vật lí.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận của ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DHVL. Một mặt cố gắng làm rõ bản chất của các khái niệm ĐG về góc độ lý luận, mặt khác đã xác định các thành tố của NL giải quyết vấn đề; khái niệm ĐG năng lực GQVĐ. Đề tài đã biên thiết kế bộ công cụ và các giáo án để tổ chức ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DHVL. Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đánh Giá Năng Lực
Kết quả TNSP được xử lí bằng thống kê toán học đã khẳng định và chứng minh những đề xuất, đổi mới hình thức, phương pháp, quy trình thiết kế đề là đúng đắn, hợp lí, có tính khả thi khi vận dụng trong ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DHVL. Kết quả góp phần làm thay đổi nhận thức và thực hiện của GV, HS trong việc xem đổi mới ĐG là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng DH môn Vật lí ở THPT.
Có thể khẳng định mục đích nghiên cứu đã đạt được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận được. Qua kết quả thực hiện, luận văn đã khẳng định đổi mới ĐG KQHT môn Vật lí của HS theo định hướng tiếp cận NL là việc làm cần thiết giúp nâng cao hiệu quả DH.
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đánh Giá Năng Lực: Số 2
ĐỀ TÀI BÁO CÁO THỰC TẬP: QUY TRÌNH XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC
Phần 1: Mở Đầu: Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đánh Giá Năng Lực
- Lí do chọn đề tài
1.1. Sự cần thiết phải đổi mới đánh giá trong giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng
Hiện nay, giáo dục nước ta đang có bước chuyển mình mạnh mẽ trên mọi phương diện từ mục tiêu, nội dung, phương pháp,… và không nằm ngoài số đó, đánh giá trong giáo dục cũng có sự thay đổi nhất định. Cùng với sự vận động và phát triển của xã hội, giáo dục cũng luôn luôn đổi mới để đào tạo ra những “con người mới” có đủ những phẩm chất và năng lực để sống và phát triển tốt trong mọi điều kiện hoàn cảnh khác nhau.
Vì vậy, ngày nay giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng đang chuyển hướng dần từ tiếp cận mục tiêu sang tiếp cận năng lực người học. Cùng với sự đổi mới này yêu cầu phải thay đổi đánh giá trong giáo dục. Hiện nay, thay vì đánh giá kiến thức, kĩ năng người ta chú trọng đến việc đánh giá năng lực của học sinh và một trong những nhân tố không thể thiếu trong đánh giá là các bộ công cụ.
Một công cụ đánh giá tốt giúp giáo viên có thể thu thập thông tin, minh chứng phục vụ cho quá trình đánh giá được hiệu quả. Hơn hết, đánh giá không chỉ dừng ở việc nhận định và phân loại mức năng lực của học sinh mà còn giúp giáo viên điều chỉnh lại mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học,… cho phù hợp hơn. Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đánh Giá Năng Lực
1.2. Vai trò của môn Toán trong giáo dục Tiểu học
Cùng với môn Tiếng Việt, Toán là một môn học bắt buộc và quan trọng hàng đầu trong giáo dục Tiểu học. Mặc dù nội dung của Toán học mang tính trừu tượng cao nhưng lại gắn liền với đời sống thực tiễn. Các nội dung trong môn Toán ở tiểu học không chỉ giúp học sinh kĩ năng thực hành tính toán một cách thiết thực trong cuộc sống hàng ngày mà còn là nền tảng cho việc các em học môn Toán ở các cấp học cao hơn. Do đó, môn Toán tiểu học chứa đựng tiềm năng để hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
1.3. Thực trạng của việc sử dụng các bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong môn Toán ở Tiểu học
Thực tiễn cho thấy việc sử dụng các bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong môn Toán của các giáo viên Tiểu học vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Điển hình là nội dung đánh giá còn thiên về kiến thức, kĩ năng toán học thông thường dẫn tới khó khăn trong việc nhận định và phân loại đúng mức năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, một trong số đó là chưa thiết kế được một quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong môn Toán ở Tiểu học.
Từ tất cả các lí do nêu trên, em quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong môn Toán ở tiểu học” với mong muốn được góp phần vào công cuộc đổi mới nền giáo dục Việt Nam nói chung và cụ thể là trong môn Toán ở Tiểu học.
KHO BÀI MẪU ===> Báo cáo thực tập đánh giá năng lực
Kết Luận: Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đánh Giá Năng Lực
Quá trình nghiên cứu đề tài “Quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong môn Toán ở Tiểu học” đã thu được những kết quả chủ yếu sau:
Khóa luận đã hệ thống hóa các vấn đề về đánh giá trong giáo dục, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, bộ công cụ trong đánh giá. Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đánh Giá Năng Lực
Khóa luận đã chỉ ra được thực trạng của quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong môn Toán ở Tiểu học và phân tích tìm ra nguyên nhân của thực trạng.
Khóa luận đã đưa ra được 2 nguyên tắc khi xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong môn Toán ở Tiểu học.
Mặt khác, khóa luận đã đưa ra quy trình và ví dụ minh họa sử dụng quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong môn Toán ở Tiểu học.
Như vậy, khóa luận đã đạt mục đích nghiên cứu đề ra và hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu.
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đánh Giá Năng Lực: Số 3
ĐỀ TÀI BÁO CÁO THỰC TẬP: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VIÊN CHỨC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH
Mở Đầu: Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đánh Giá Năng Lực
- Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Cải cách nền hành chính NN ở Việt Nam hiện nay là một yêu cầu cấp thiết, là động lực quan trọng trong công cuộc đổi mới theo chiều sâu nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, xây dựng NN pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trọng tâm của cải cách nền hành chính NN là xây dựng CB, VC với đầy đủ phẩm chất và năng lực tương xứng, đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay.
Trong bất cứ giai đoạn nào, thời kỳ nào của cách mạng Việt Nam, CB, VC luôn là vấn đề trọng yếu, giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng, chính quyền và của sự nghiệp cách mạng. Trong thời kỳ đổi mới, CB, VC vừa là đối tượng, vừa là thước đo của quá trình đổi mới và tiến trình CCHC; là lực lượng trực tiếp vận hành, quyết định hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính NN.
Sinh thời, khi bàn về vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Theo quan điểm của Người, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo, sông phải có nguồn, không có nguồn thì sông cạn. Vì vậy, trong mọi công việc, không có cán bộ thì không thể làm được gì. Đồng thời, Bác cũng cho rằng “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Xây dựng và phát triển cán bộ của nền hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược xây dựng nguồn nhân lực của Đảng và NN ta trong thời kỳ đổi mới. Quan điểm của Đại hội XI là “xây dựng cán bộ trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới”. Một trong những trọng tâm của CCHC trong Chương trình tổng thể CCHC NN giai đoạn 2011 – 2020 của Chính phủ là cải cách chế độ công việc, viên chức, xây dựng cán bộ với đầy đủ phẩm chất và năng lực tương xứng.
Yêu cầu của tiến trình xây dựng NN pháp quyền và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy NN càng đòi hỏi phải xây dựng và phát triển cán bộ tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ, có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế trí thức, chủ động hội nhập quốc tế, phát huy nội lực nhằm đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Trung ương IV khóa XI thì công tác xây dựng cán bộ có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực trí tuệ để gánh vác trọng trách xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng NN pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân là yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn hơn bao giờ hết. Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đánh Giá Năng Lực
Hệ thống NHPT Việt Nam được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý cho vay TDĐT và TDXK của NN. Hoạt động của NHPT không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng đảm bảo sử dụng vốn an toàn, hiệu quả và góp phần thúc đẩy phát triển KTXH của đất nước. Để đạt được mục tiêu này, một trong những nội dung quan trọng cần được quan tâm là nâng cao năng lực CB, VC đang làm việc tại NHPT Việt Nam.
Chi nhánh NHPT Quảng Bình là đơn vị trực thuộc NHPT Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ TDĐT và TDXK của NN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong những năm qua đã thực hiện cho vay các dự án đầu tư, nhiều dự án đã phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định dự án cho thấy chất lượng thẩm định tài chính còn thấp so với mục tiêu, bộc lộ những bất cập, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả đầu tư, trong quá trình cho vay và thu nợ, xem xét đánh giá tình hình tài chính của Chủ đầu tư còn hạn chế dẫn đến kết quả thu nợ thấp, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ lớn trong những năm gần đây.
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa chất lượng hoạt động tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình, việc nâng cao năng lực viên chức tại Chi nhánh đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mà NHPT và tỉnh Quảng Bình giao phó là hết sức quan trọng và cần thiết.
Đây cũng là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu:“Đánh giá năng lực viên chức tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
KHO 99 + BÀI MẪU ===> Khóa luận tốt nghiệp đánh giá năng lực
Kết Luận: Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đánh Giá Năng Lực
Chi nhánh NHPT Quảng Bình là một tổ chức Tài chính NN trực thuộc NHPT Việt Nam, ra đời và hoạt động chính thức từ năm 2006 (trên cơ sở tiếp nhận nhiệm vụ và con người từ hệ thống Cục đầu tư phát triển và Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Quảng Bình), mặc dù chưa có bề dày hoạt động như nhiều tổ chức tài chính khác, song Chi nhánh NHPT Quảng Bình đã vươn lên khẳng định vị thế của mình trong việc thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của NN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Các dự án đầu tư phát huy hiệu quả, tạo ra sản phẩm góp phần vào việc tăng trưởng GDP tỉnh nhà, làm chuyển dịch cơ cấu KTXH tỉnh Quảng Bình theo đúng định hướng phát triển chung, trả nợ được cho NN. Song cũng còn những dự án Chi nhánh thẩm định cho vay chưa phát huy được hiệu quả kinh tế và không trả nợ được vốn vay theo Hợp đồng, điều này do nhiều nguyên nhân nhưng cũng phải nói trong đó có những nguyên nhân năng lực viên chức tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình vẫn còn nhiều hạn chế.
Với kết quả thông qua thực hiện đề tài “Đánh giá năng lực viên chức tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình” luận văn đã có những đóng góp chủ yếu sau:
Thứ nhất, thông qua luận văn, tác giả đã trình bày rõ cơ sở lý luận về năng lực nói chung và năng lực của viên chức công tác tại NHPT nói riêng. Trong luận văn, tác giả đã khái quát các năng lực của viên chức tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình, các tiêu chí đánh giá năng lực và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực. Bên cạnh đó, tác giả cũng cũng nêu ra một số yêu cầu cần thiết để nâng cao năng lực thực hiện công việc của viên chức tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình. Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đánh Giá Năng Lực
Thứ hai, đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của viên chức tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình bằng các phiếu khảo sát đánh giá toàn diện về năng lực viên chức, thông qua các kết quả thu được, tác giả đã đánh giá thực trạng chính xác và cụ thể về năng lực viên chức thực hiện công việc, những mặt mạnh và những điểm yếu cần khác phục.
Thứ ba, trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng năng lực và định hướng nâng cao năng lực viên chức của Chi nhánh NHPT Quảng Bình đến năm 2020, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực viên chức thực hiện công việc tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình để đáp ứng nhu cầu công việc hiện nay và trong tương lai.
Nâng cao năng lực cho viên chức tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình là một vấn đề quan trọng trong hoạt động của Chi nhánh NHPT Quảng Bình, có quyết định đến hoạt động hiệu quả của công tác thẩm định và cho vay. Việc nâng cao chất lượng viên chức cần được coi là một trong những nội dung quan trọng để hoạt động của Chi nhánh NHPT Quảng Bình đạt được mục tiêu hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững.
Trên đây là các Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đánh Giá Năng Lực, các bạn có thể tham khảo nhiều Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đánh Giá Năng Lực khác trên website tailieumau.vn nếu cần viết báo cáo thực tập thuê, làm báo cáo thực tập thì trao đổi trực tiếp với mình qua SĐT/ ZALO: 0932.091.56